Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Bí quyết “xây dựng thương hiệu” dành cho doanh nghiệp nhỏ

0

Cập nhật vào 08/12

Xây dựng thương hiệu là việc cần thiết để thiết lập, quảng bá và duy trì hình ảnh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp nhỏ có thể xây dựng thương hiệu thành công trên thị trường đầy rãy sự cạnh tranh này? bí quyết sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây.

Thương hiệu là gì, tại sao cần phải xây dựng thương hiệu, các doanh nghiệp nhỏ cần xây dựng thương hiệu như thế nào, có điều gì cần chú ý trên con đường xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp nhỏ… Bài viết dưới đây, tiepthigioi.net sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Thế nào là thương hiệu?

Thương hiệu không phải là logo, là màu sắc đặc trưng hay thậm chí là các page của doanh nghiệp trên Facebook. Thương hiệu là khái niệm hữu hình hơn rất nhiều so với các ấn phẩm truyền thông thông thường mà bạn cung cấp tới cho khách hàng.

Thế nào là thương hiệu?
Thế nào là thương hiệu?

Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức; và nó luôn thường trực trong tiềm thức mỗi khách hàng khi đã biết tới, sử dụng sản phẩm,…

Hiểu một cách đơn giản: thương hiệu bao gồm tên gọi, thiết kế, biểu tượng, hay thậm chí một tính năng khác biệt của sản phẩm so với đối thủ thông qua con mắt của khách hàng. Thương hiệu thường dùng trong cả kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo. Nó giống như một sản phẩm vô hình, tồn tại trong tâm trí khách hàng.

Và để xác định được thương hiệu, bạn cần phải hiểu rõ doanh nghiệp của mình đang sở hữu những gì.

Chức năng của thương hiệu

Người tiêu dùng có thể phân biệt hoặc lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ thông qua thương hiệu.

Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu mạnh, phổ biến hơn sẽ giúp cung cấp thông tin, cũng như các chỉ dẫn chính xác về công ty của bạn. Yếu tố tin cậy, tin tưởng cũng là một trong những chức năng quan trọng của thương hiệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng.

Ngoài ra thương hiệu còn mang chức năng kinh tế. Thương hiệu là một sản phẩm vô hình nhưng vô cùng có giá trị, nó là hiện tại và cũng là tương lai. Giá trị của nó rất khó định đoạt nhưng chính nhờ một thương hiệu mạnh sẽ đem lại lợi ích về kinh tế, hàng hóa, dịch vụ sẽ bán được nhiều hơn, thậm chí là với giá cao hơn.

Thương hiệu không tự nhiên mà có, cũng không phải thứ ai muốn cũng có được. Nó được tạo ra từ nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, tất cả chúng cấu thành giá trị của thương hiệu.

Tham khảo thêm về 5 bước để đưa sản phẩm mới ra thị trường nhanh và hiệu quả để kế hoạch của doanh nghiệp thêm đầy đủ và vững chắc.

Bí quyết xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu

Để xây dựng một thương hiệu tốt, trước tiên bạn phải hiểu rõ doanh nghiệp mình đang mạnh ở đâu để tập trung vào nó và yếu kém mặt nào để có thể khắc phục một cách tối đa.

Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu
Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu

Và một điều quan trọng là phải làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Các công ty xác định và chứng minh được sự khác biệt sẽ truyền đạt tốt hơn giá trị đó cho thị trường.

Xem thêm Tên thương hiệu tốt là đôi cánh giúp sản phẩm thành công để hiểu thêm về hiệu quả của một thương hiệu đối với doanh nghiệp.

Đánh giá lại thị trường mục tiêu

Hiếm công ty nào có thể cung cấp được sản phẩm hoàn toàn phù hợp với phân khúc mục tiêu ban đầu. Sản phẩm có thể cần phải được thay đổi một chút hoặc công ty có thể đang nhắm mục tiêu sai kiểu khách hàng. Các công ty nên đánh giá lại thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng dựa trên nhu cầu và đòi hỏi nhận thức được. Gắn kết nhu cầu của khách hàng với khả năng của công ty là điều rất quan trọng.

Xác định xem khách hàng được hưởng lợi như thế nào

Thương hiệu không chỉ là mô tả tính năng của sản phẩm và xác định thị trường mục tiêu.

Các doanh nghiệp nên dành thời gian để hiểu được khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó như thế nào? Loại trải nghiệm nào sẽ làm hài lòng khách hàng? Họ sẽ tìm hiểu về các sản phẩm của bạn như thế nào? Họ sẽ sử dụng nó như thế nào?

Bạn bán cái gì không quan trọng mà điều quan trọng là hình dung được khách hàng sẽ tương tác với thương hiệu của bạn như thế nào.

Tạo ra một câu chuyện hấp dẫn

Là người lãnh đạo doanh nghiệp, các doanh nhân thường cảm thấy thoải mái khi kể câu chuyện của công ty. Điều quan trọng là ghi lại câu chuyện đó để nhân viên, đối tác và khách hàng có thể kể lại nó. Hãy dành thời gian để xác định và ghi lại các khía cạnh đặc biệt quan trọng nhất của sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu.

Thu thập chứng thực của khách hàng

Người ủng hộ tốt nhất cho bất kỳ doanh nghiệp nào chính là những khách hàng hài lòng. Chỉ có bảng biểu và số liệu sẽ không dễ dàng thuyết phục được những người mua hoài nghi. Hãy dành thời gian để chăm sóc khách hàng và đề nghị họ đưa ra lời chứng thực hoặc làm đối tượng cho video minh họa, thông cáo báo chí. Hãy để khách hàng nói với thế giới rằng họ yêu thích sản phẩm của bạn đến như thế nào.

Đưa nhân viên vào cuộc

Một khi câu chuyện và tầm nhìn đã được xác định rõ ràng, hãy truyền đạt nó cho nhân viên trong doanh nghiệp của bạn. Cung cấp cho họ các công cụ đơn giản như bản tóm tắt và khẩu hiệu để họ dễ dàng truyền đạt những gì làm cho thương hiệu trở nên tuyệt vời. Nhân viên càng dễ dàng để kể câu chuyện của bạn thì họ sẽ càng kể nhiều hơn.

Giao tiếp một cách rộng rãi

Tiếp cận khách hàng có nghĩa là giao tiếp một cách rộng rãi. Hãy thực hiện bước đầu tiên và bắt đầu tạo dựng người theo dõi bằng cách tham gia các cuộc trò chuyện về những gì quan trọng đối với họ.

Giao tiếp một cách rộng rãi
Giao tiếp một cách rộng rãi

Hãy thật nhất quán

Việc làm mới thương hiệu phải chú ý đến tính thống nhất, sự thống nhất đi liền với sáng tạo. Một khi công ty đã định danh được thương hiệu và xác định cách để truyền đạt nó, bước tiếp theo là truyền đạt những thông điệp quan trọng một cách nhất quán.

Tin tưởng vào doanh nghiệp

Hãy nắm lấy tầm nhìn của thương hiệu và thị trường mục tiêu của công ty. Các nhà lãnh đạo càng cam kết nhiều hơn về quan điểm của công ty thì càng nhiều người sẽ tin tưởng vào thương hiệu và sự tin tưởng thì dễ lan truyền.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.