Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trẻ sơ sinh bị bệnh teo não có thể sống được bao lâu?

0

Cập nhật vào 08/12

Teo não là một bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh mà hiện nay bệnh hiện chưa có phương pháp điều trị. Phát hiện sớm để có những giải pháp hợp lí là cách tối ưu nhất để hạn chế những tổn thương mà căn bệnh gây ra cho trẻ.

Teo não ở trẻ sơ sinh đang có xu hướng tăng về số lượng ở nước ta và trên thế giới hiện nay. Teo não để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với sự sống và sự phát triển của những đứa bé, là nỗi lo lắng lớn của các gia đình. Trẻ bị teo não sống được bao lâu là điều mà các gia đình có trẻ bị teo não quan tâm.

Để có cái nhìn tổng quan về bệnh teo não, bạn có thể tham khảo trong bài viết “Bệnh teo não là gì” được chia sẻ bởi các bác sĩ của Hello Doctor.

Bệnh teo não và hậu quả của bệnh teo não ở trẻ sơ sinh

Teo não là hiện tượng khiếm khuyết về não bộ, các tế bào não ngừng phát triển hoặc dị dạng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng của não bộ. Biểu hiện thường thấy ở trẻ bị teo não là bé sinh ra có kích thước vòng đầu nhỏ hơn giá trị bình thường do cấu trúc bộ não không được hoàn thiện.

Teo não ở trẻ có thể xuất hiện ngay từ thai nhi hoặc sau khi bé sinh ra (thường trong khoảng từ 0-2 tuổi). Vòng đầu nhỏ phần lớn là teo não, tuy nhiên cũng có những ngoại lệ. Vì vậy, để đánh giá toàn diện nhất về não bộ phải thông qua khám thần kinh và hình ảnh học.

Trẻ bị teo não có phần đầu bất thường
Trẻ bị teo não có phần đầu bất thường

Teo não làm cho các chức năng của hệ thần kinh bị ảnh hưởng, kéo theo rất nhiều hệ lụy:

  • Trẻ không đủ nhận thức, tư duy kém, khó tiếp thu. Phản xạ kém thậm chí không phản ứng với nguy hiểm, đau đớn
  • Có thể xuất hiện dị dạng ở mặt
  • Không thể nói, khó khăn trong việc đi đứng, có thể liệt nửa người và toàn bộ cơ thể.
  • Trường hợp nhẹ trẻ có thể bị rối loạn ý thức, trí nhớ kém, chậm phát triển về thể chất.
  • Có thể ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể như hô hấp, tiêu hóa,…
  • Có khả năng xuất hiện động kinh, co giật dẫn đến tử vong.

Trẻ sơ sinh bị teo não sống được bao lâu?

Do mức độ bệnh và các biến chứng của bệnh khá phức tạp nên việc kết luận thời gian sống của trẻ bị teo não phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, đây là một bệnh nghiêm trọng và chưa có thuốc điều trị nên trẻ đã mắc bệnh thì thời gian sống không dài và phải chịu những tổn thương trên cơ thể do teo não gây ra.

Trẻ bị teo não cũng có thể lớn lên, tùy teo mức độ bệnh, nhưng vẫn trở thành gánh nặng với gia đình
Trẻ bị teo não cũng có thể lớn lên, tùy teo mức độ bệnh, nhưng vẫn trở thành gánh nặng với gia đình

Ở trẻ bị teo não nhẹ có thể điều trị triệu chứng, tập vật lí trị liệu vận động, ngôn ngữ để dần thích ứng với cuộc sống. Teo não nhẹ liên quan đến nội tiết, chuyển hóa có thể điều trị được và làm cho teo não không phát triển nặng thêm thì có thể kéo dài thời gian sống. Tuy nhiên, cần phải phát hiện ra từ rất sớm.

Bệnh teo não khá nguy hiểm, điều trị teo não khó khăn và bệnh lại đang có xu hướng gia tăng nên cần có các biện pháp phòng tránh teo não ở trẻ em.

Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh

Có khá nhiều nguyên nhân bệnh teo não ở trẻ xuất hiện trong quá trình mang thai như đột biến gen, chất độc hóa học…Tuy nhiên, nguyên nhân đem đến tỉ lệ khá cao trẻ bị teo não trong thời gian gần đây là Virus Zika. Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm Virus Zika có thể dẫn đến trẻ sinh ra bị teo não.

Cách phòng tránh teo não cấp thiết nhất hiện nay là không để phụ nữ mang thai nhiễm Virus Zika, bằng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể không bị muỗi đốt, tránh xa những vùng dịch. Việc khám thai cẩn thận để sớm phát hiện những khiếm khuyết ở não của trẻ và đưa những giải pháp hợp lí cũng là biện pháp tối ưu để giảm số lượng trẻ sơ sinh bị teo não.

Teo não ở trẻ em ngày nay không còn là loại bệnh hiếm, rất nguy hiểm cho thế hệ sau của chúng ta. Vì vậy, mỗi người cần cảnh giác để có những biện pháp hợp lí bảo vệ phụ nữ có thai, làm giảm tỷ lệ trẻ bị teo não.

Xem thêm  Bệnh tiểu đường có bị lây không?

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.