Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hiện tượng tăng bạch cầu và hồng cầu có nguy hiểm không?

0

Cập nhật vào 17/11

Bạch cầu và hồng cầu là 2 thành phần chính trong máu, giúp lưu chuyển oxy và tăng tính đề kháng cho cơ thể. Sự thay đổi của chúng có thể là tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa của Hello Doctor, chúng tôi đã nhận được nhiều chia sẻ hữu ích. Xin chia sẻ lại cho bạn trong bài viết sau.

Bạch cầu và hồng cầu là gì?

Bạch cầu còn được gọi là bạch huyết cầu, tế bào miễn dịch vì chúng có màu trắng, thực hiện chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các nguồn bệnh như vi rút, vi khuẩn, … chống lại các căn bệnh truyền nhiễm. Lượng bạch cầu trong 1lit máu của người lớn khỏa mạnh dạo động trong khoảng 4×109 tới 11×109. Bạch cầu không chỉ tồn tại trong màu mà còn được tìm thấy ở các hạch, mạch bạch huyết, lạch và các mô trong cơ thể.

Xem thêm thông tin về hiện tượng tăng bạch cầu trong máu

 Bạch cầu còn được gọi là bạch huyết cầu
Bạch cầu còn được gọi là bạch huyết cầu

Hồng cầu có tên gọi khác là hồng huyết cầu, có màu đỏ với chức năng chính là hô hấp, chở hemoglobin để đưa oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để xác định nhóm máu trong cơ thể con người. Số lượng hồng cầu của nam giới và nữ giới có sự khác biệt. Với những nam giới khỏe mạnh, lượng hồng cầu giao động trong khoảng 5,2 +0,3 G/ML còn với nữ giới là 4,7+ 0,3 G/ML.

Hồng cầu còn được gọi là hồng huyết cầu
Hồng cầu còn được gọi là hồng huyết cầu

Như vậy, hồng cầu và bạch cầu trong máu đều có những vai trò nhất định, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động bình thường, duy trì sự sống cho con người. Với các mức dao động cho phép, cơ thể của con người sẽ bị ảnh hưởng khi lượng bạch cầu hoặc hồng cầu vượt ra ngoài giới hạn đó. Tùy theo mức độ và nguyên nhân mà chúng có những tác động khác nhau đến sức khỏe của người bệnh.

Tăng bạch cầu có nguy hiểm không?

Số lượng bạch cầu trong máu được coi là bình thường khi chúng dao động trong khoảng 4.000 đến 10.000/mm3 máu. Chức năng chính của bạch cầu trong máu là làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do đó, khi cơ thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng, lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng lên để tham gia vào quá trình bảo vệ cơ thể, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp này, người bệnh không cần lo lắng vì số lượng bạch cầu sẽ nhanh chóng cân bằng trở lại khi lượng vi rút, vi khuẩn trong cơ thể giảm dần.

Lượng bạch cầu tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc có virus xâm nhập
Lượng bạch cầu tăng khi cơ thể bị nhiễm khuẩn hoặc có virus xâm nhập

Trong một số trường hợp khác, lượng bạch cầu trong máu tăng ở mức độ quá cao (100.000/ml) thì người bệnh cần nghĩ đến trường hợp bị bệnh ung thư máu hay còn gọi là bạch cầu mạn, bạch cầu cấp. Ung thư máu là trường hợp ung thư đặc biệt, không có bất kỳ khối u nào nhưng lại rất nguy hiểm. Để có thể có những kết luận chính xác về nguyên nhân dẫn đến việc tăng bạch cầu trong máu và mức độ nguy hiểm của chúng, người bệnh có thể đến cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm máu và nhận sự tư vấn phù hợp từ bác sĩ.

Lượng bạch cầu quá cao có thể là dấu hiệu của ung thư máu
Lượng bạch cầu quá cao có thể là dấu hiệu của ung thư máu

Tùy vào mức độ nguy hiểm và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạch cầu trong máu tăng cao, người bệnh có thể có các biểu hiện sau:

  • Mệt mỏi
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Cảm thấy không khỏe
  • Sốt
  • Khó thở, yếu cơ
  • Cơ thể hay có những vết bầm, các vết thương khó lành
  • Chảy máu cam.

Tăng hồng cầu có nguy hiểm không?

Việc tăng hồng cầu trong máu được các nhà khoa học chia thành 2 thể là nguyên phát và thứ phát. Thể thứ phát được gọi là hội chứng tăng hồng cầu.

Tăng hồng cầu thứ phát xuất hiện khi cơ thể bị mất nước, tiêu chảy, bỏng, sốc, … cũng có thể do cá nhân sống ở vùng núi cao hoặc mắc phải một số căn bệnh như suy tim, bệnh về đường hô hấp. Thể tăng hầu cầu này không quá nghiêm trọng vì chúng chỉ là một hiện tượng nhất thời và có thể nhanh chóng trở về trạng thái bình thường.

Cơ thể bị mất nước sẽ khiến lượng hồng cầu tăng
Cơ thể bị mất nước sẽ khiến lượng hồng cầu tăng

Với những người bị tăng hồng cầu nguyên phát hay còn gọi là đa hồng cầu thì mức độ nguy hiểm tương đối lớn. Hiện tượng hồng cầu tăng xuất hiện khi xương hoạt động quá mạnh, làm sản sinh quá nhiều tế bào máu trong đó, tỉ lệ hồng cầu chiếm nhiều hơn (trên 5.000.000 hồng cầu). Hồng cầu nhiều dẫn làm cô đặc máu, dẫn đến các nguy cơ tắc nghẽ mạch máu, và tạo ra các biến  chứng khác như: bệnh gút, bệnh xơ tủy, loạn sinh tủy, suy tủy, …

Xem thêm Bệnh tiểu đường có bị lây không?

5/5 - (2 bình chọn)
Share.

Comments are closed.