Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Gia sư nên xử lý thế nào khi gặp phải học sinh ham chơi?

0

Cập nhật vào 10/10

Học sinh ngoan thì dễ còn học sinh ham chơi, không chịu học thì không hề đơn giản. Những gợi ý dưới đây của Tiếp thị giỏi sẽ giúp gia sư tìm ra cách “đối phó” với những học sinh này.

Nghề giáo nói chung và nghề gia sư nói riêng được coi là những nghề cao quý, nhận được sự tôn trọng của mọi người. Ngoài công việc chính là dạy trẻ những kiến thức thì còn cần phải có những kỹ năng để dạy trẻ cách làm người.

Nghề gia sư tồn tại những khó khăn đòi hỏi người làm nghề phải là những người thực sự có năng lực. Với những học sinh ngoan, nhận thức tốt thì công việc không quá khó khăn nhưng với những học sinh ham chơi, nhận thức kém lại không hợp tác trong những buổi học thì không phải gia sư nào cũng có cách xử lý đúng đắn. Nếu bạn là một gia sư và đang gặp những khó khăn trong lớp dạy với một cô/ cậu học trò ương bướng, ham chơi, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra được phương pháp tốt nhất nhé.

1. Có thái độ nghiêm khắc ngay từ buổi dạy đầu tiên

Trước khi nhận lớp, nhận học sinh, chắc chắn bạn đã tìm hiểu qua về hoàn cảnh gia đình, năng lực cũng như tính cách của trẻ thông qua phụ huynh. Với những kinh nghiệm của mình, chắn chắn bạn sẽ có được những nhận định ban đầu về việc học sinh đó như thế nào, từ đó có thái độ, phương pháp giảng dạy phù hợp. Đối với những học sinh ham chơi, không tập trung vào bài học, ngay từ buổi đầu tiếp xúc, gia sư nên giữ cho mình một thái độ nghiêm khắc, để trẻ thấy được bạn là một gia sư không dễ dàng để mắt nạt. Uy quyền của bạn được thể hiện ngay từ buổi đầu tiên có thể sẽ khiến học sinh bớt đi sự ngang bướng và tôn trọng cũng như nghe lời bạn hơn. Bạn sẽ lựa chọn được những gia sư đáp ứng được điều này tại https://giasuviet.net.vn/

Tỏ thái độ nghiêm khắc để thể hiện uy quyền
Tỏ thái độ nghiêm khắc để thể hiện uy quyền

2. Không a dua theo những hành động của học sinh

Có nhiều gia sư vì muốn thân thiết với học sinh mà có những hành động a dua, ùa theo những trò nghịch ngợm của trẻ, hoặc tỏ thái độ thờ ơ, không nghiêm khắc với hi vọng trẻ sẽ thoải mái và nghe theo những lời dạy của mình. Việc làm này hoàn toàn sai lầm. Gia sư và học sinh ở 2 vị thế hoàn toàn khác nhau, việc gia sư cùng chơi các trò chơi, không tập trung vào mục đích chính trong giờ học càng khiến trẻ cho rằng gia sư dễ dãi, dễ bắt nạt mà không hợp tác.

Ngược lại, nếu gia sư biết kết hợp giữa chơi và học đúng lúc, vận dụng các trò chơi để truyền tải kiến thức thì lại nhận được sự yêu quý của học sinh. Chính sự thân thiết này sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải kiến thức. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những trò chơi đó, người đưa ra là gia sư chứ không phải là học sinh, ngược lại, hãy tận dụng những trò chơi mà học sinh thích để biến thành một bài giảng thú vị.

Thân thiết nhưng không dễ dãi
Thân thiết nhưng không dễ dãi

3. Mắng chửi không phải là phương pháp hợp lý

Nhiều gia sư lại lựa chọn hình thức mắng chửi để hi vọng trẻ sẽ ham học, không ham chơi, thậm chí nhờ cả đến sự giúp đỡ, đồng tình từ phụ huynh. Thực tế, với những cô cậu học trò không thích học, chỉ thích chơi thì việc mắng chửi nhiều hay ít cũng không thể mang lại hiệu quả như mong đợi. Có thể trẻ sẽ ngồi ngoan ngoãn trên bàn, không nghịch ngợm nhưng trong tâm trí, trẻ không hề tập trung và luôn suy nghĩ đến những gì mình thích. Như vậy, dù có ngồi học của một giờ thì kiến thức mà trẻ nhận được vẫn là con số 0.

4. Chia sẻ với học sinh giống như những người bạn

Không có sự việc nào diễn ra là không có nguyên nhân, việc một học sinh nghịch ngợm, không chịu hợp tác cùng gia sư chắc chắn cũng có những nguyên nhân khác nhau ẩn sau trong đó. Có thể bản thân trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học, có thể việc học ở trường đã đủ để khiến trẻ mệt mỏi và việc học thêm gia sư ở nhà trở thành một áp lực, có thể việc học gia sư chỉ là do sự ép buộc của gia đình, … Có vôn vàn các nguyên nhân khác nhau đòi hỏi gia sư cần tìm hiểu để có thể nhận được sự hợp tác từ phía học sinh.

Với tâm lý học trò, các em luôn mong muốn nhận được sự tôn trọng hơn là mắng mỏ. Vì thế, gia sư hãy dành thời gian để trò chuyện, chia sẻ để biết được lí do vì sao các em thích chơi mà không tập trung trong giờ học, từ đó đưa ra lời khuyên dành cho các em. Không nên đưa ra lời khuyên với từ cách là một người bề trên giảng đạo, hãy trở thành một người bạn, một người anh, một người chị để cùng các em tìm thấy sự hứng thú trong những buổi học gia sư.

5. Đưa ra phần thưởng để học sinh cố gắng

Với những học sinh nhỏ tuổi, tâm lý các em vẫn còn thích ham chơi và chưa thấy được tầm quan trọng của việc học. Tận dụng tâm lý này, để các em hứng thú với học hành, gia sư nên đưa ra những phần thưởng để làm động lực cho các em cố gắng. Hãy lưu ý rằng phần thưởng không nên đi xa quá giới hạn mà chỉ nên xoay quanh vấn đề học tập. Chẳng hạn như với một hóc sinh thích vẽ thay vì ngồi học văn, gia sư có thể đưa ra phần thưởng: học thuộc một bài thơ sẽ được ngồi vẽ tranh ở cuối giờ, chủ đề bức tranh chính là nội dung bài thơ đã học. Như vậy, gia sư đã đạt được 2 mục đích đó là trẻ học thuộc bài thơ, củng cố thêm nội dung cũng như tạo cho trẻ tinh thần thoải mái, phấn chấn trong học tập.

Đưa ra phần thưởng để khích lệ tinh thần
Đưa ra phần thưởng để khích lệ tinh thần
Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.