Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cảnh báo giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy cơ gây vô sinh

0

Cập nhật vào 07/12

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý phổ biến ở nam giới 15 – 25 tuổi. Theo thống kê, 40 – 70% đàn ông mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thì sẽ bị hiếm muộn. Vậy bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không? Hãy tìm hiểu bài viết sau đây để có câu trả lời.

Nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh và cũng như đi tìm câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?”.

Nhận diện bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng sưng phồng, vặn xoắn của tĩnh mạch phía trên tinh hoàn. Dấu hiệu của bệnh thường thể rõ ở phần tinh hoàn trái: tinh hoàn thu nhỏ, chảy xệ.

Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Nguyên nhân của bệnh là do van tĩnh mạch thừng tinh bị tổn thương khiến máu chảy ngược, đọng lại ở tĩnh mạch. Áp lực lớn sinh ra trong tĩnh mạch thừng tinh làm tĩnh mạch giãn phình to.

Việc nhiệt độ tinh hoàn tăng 0.6 – 0.8°C cũng gây ra hiện tượng này, do trào ngược chất chuyển hóa từ thận.

Ngoài ra, chế độ ăn nhiều chất béo, mặc quần áo chật, tắm nước quá nóng thường xuyên… là những yếu tố tăng nguy cơ của giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Chưa thấy biểu hiện bất thường ở bìu và tinh hoàn, không đau. Bệnh chỉ có thể phát hiện nếu bệnh nhân tình cờ đi khám và siêu âm.

Cấp độ 2: Tĩnh mạch thừng tinh giãn to. Các búi tĩnh mạch có thể sờ thấy được.

Cấp độ 4: Các dấu hiệu đều nhìn rõ bằng mắt: tĩnh mạch nổi ngoằn nghèo, tinh hoàn trái nhỏ bất thường. Bệnh nhận thường thấy đau, căng tức vùng dưới.

Những triệu chứng không rõ ràng và diễn tiến chậm của bệnh khiến cho 65% nam giới không biết mình mắc bệnh. Hầu hết các trường hợp đều chỉ được phát hiện khi bệnh ở cấp độ 3 nguy hiểm.

Ngoài ra để biết thêm các triệu chứng khác của bệnh, các bạn có thể tham khảo thêm tại: triệu chứng giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?

Y học vẫn chưa có câu trả lời cho “Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không”. Tuy nhiên, các ảnh hưởng của bệnh giãn tĩnh mạch đến chức năng sinh sản ở nam giới đã được khẳng định.

Cản trở quá trình sản xuất tinh trùng

Nhiệt độ thích hợp cho tinh trùng phát triển là 35°C. Đây là lý do tinh hoàn được đặt ở ngoài cơ thể. Những tĩnh mạch ở phần da bìu chứa tinh hoàn có tác dụng như một cơ chế làm mát.

Khi tĩnh mạch tinh giãn, máu bị nghẽn tắc khiến nhiệt độ tăng.Sự tăng nhiệt kéo dài ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo thành cũng như di chuyển của tinh trùng.

Tĩnh mạch giãn làm máu động mạch đến nuôi tinh hoàn giảm. Đồng nghĩa với oxy và chất dinh dưỡng giảm, quá trình sản xuất tinh trùng sẽ kém hiệu quả hơn.

Làm giảm chất lượng tinh trùng

Ngoài khiến nhiệt độ tăng, máu tĩnh mạch ứ đọng còn làm rối loạn nội tiết tinh hoàn. Quá trình chuyển hóa chất ở tinh hoàn bị ngưng trệ. Chất thải thoát khỏi tinh hoàn chậm, gây ngộ độc tế bào sinh tinh trùng.

giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh 1

Các nghiên cứu đã chứng minh giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Cách phòng tránh bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Các trường hợp vô sinh có 35% do bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Còn 65% còn lại chịu ảnh hưởng thứ phát từ giãn tĩnh mạch thừng tinh.Căn bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, khả năng tái phát khá cao.

Để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh khó lường này, nam giới cần chú ý:

  • Đi khám ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường ở tĩnh mạch tinh. Trong và sau quá trình điều trị, cần thường xuyên đi kiểm tra tránh bệnh tái phát.
  • Không mặc quần bó sát, chất vải giữ nhiệt (nilon..) dễ gây nóng bí vùng tinh hoàn.
  • Nên có một chế độ ăn hợp lý nhiều chất xơ, vitamin; hạn chế đồ ngọt, thức cay nóng…
  • Hạn chế luyện tập các môn thể thao có cường độ mạnh như chạy điền kinh, cử tạ.

>> Bệnh tiểu đường có bị lây không?

 Được tổng hợp bởi tiepthigioi.net

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.