Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Làm thế nào khi trẻ ngại giao tiếp xã hội?

0

Cập nhật vào 17/11

Khi bước vào độ tuổi dậy thì, nhu cầu khẳng định bản thân ở trẻ mạnh, nhu cầu khám phá, tình yêu và trong mối quan hệ với người lớn hơn… một số trẻ có biểu hiện ngại giao tiếp xã hội, buồn chán cần được can thiệp tâm lý sớm trước khi trở nên nghiêm trọng.

Trẻ trong độ tuổi dậy thì tính khí các em trở nên thất thường, hay bị kích động hơn những độ tuổi trước đó, có nhiều thay đổi về cảm xúc. Bên cạnh đó, khi bước vào độ tuổi dậy thì, các em tham gia vào nhiều mối quan hệ xã hội hơn, khẳng định bản thân ở trẻ phát triển mạnh, nhu cầu khám phá, tình yêu và trong mối quan hệ với người lớn hơn, xuất hiện nhiều các vấn đề về tình bạn… nên trẻ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề khiến các em cảm thấy buồn rầu, chán nản hơn.

Những biểu hiện trên đây xảy ra với nhiều em và là điều bình thường. Tuy vậy, nếu như các em có những biểu hiện nghiêm trọng như không nói chuyện hoặc ngại giao tiếp xã hội, mệt mỏi, chán nản, không muốn hoạt động, không ăn được hoặc ăn quá nhiều, cả ngày chỉ ngồi hoặc nằm một chỗ, mất ngủ… ổn định và kéo dài trong thời gian khoảng hai tuần trở lên thì cần phải đưa trẻ đi thăm tại các cơ sở chuyên môn về sức khỏe tinh thần. Tình trạng này có cả ở nữ và nam, những biểu hiện này có thể rất dữ dội nhưng có thể diễn ra rất âm thầm, nếu trẻ không nói thì khó có thể nhận ra nếu người lớn không gần gũi, quan tâm và tiếp xúc nhiều với trẻ…

Trẻ ngại giao tiếp xã hội tuổi dậy thì rất nhiều
Trẻ ngại giao tiếp xã hội tuổi dậy thì rất nhiều

Hướng giải quyết

Dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện với trẻ

– Trong trường hợp trẻ không sẵn sàng chia sẻ, chúng ta cũng không quá nóng vội ép trẻ nói, chờ một thời điểm khác phù hợp hơn hoặc tìm cho trẻ một người trẻ tin cậy, yêu quý làm trung gian để có thể nói chuyện với trẻ.

– Trong trường hợp trẻ cởi mở chia sẻ những vấn đề trẻ đang gặp khó khăn, hãy lắng nghe tích cực những điều trẻ nói và phản hồi với trẻ những điều chúng ta nghe được từ câu chuyện của trẻ. Chúng ta không vội có sự phán xét đúng hay sai để trẻ tin tưởng và kể về những điều trẻ còn e ngại chưa muốn nói, sau đó cùng trẻ bàn bạc và hỗ trợ trẻ giải quyết vấn đề.

– Thấy trẻ có biểu hiện thay đổi khác thường chúng ta cần khéo léo tiếp cận, trò chuyện và chia sẻ với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân vấn đề.

Tiếp cận và giao tiếp với trẻ
Tiếp cận và giao tiếp với trẻ

Gia đình là nguồn lực hỗ trợ quan trọng

– Lôi kéo trẻ tham gia vào các công việc tập thể hay thể dục thể thao để trẻ tìm thấy niềm vui trong các hoạt động và thấy mình trở nên có ích.

– Đánh giá cao những nỗ lực và thành công của trẻ để giúp trẻ nâng cao nhận thức về giá trị bản thân mình, tạo ra các hoạt động và lôi kéo trẻ tham gia, thường xuyên trò chuyện với trẻ… Không trách mắng, quở trách, so bì trẻ với người khác, không bỏ mặc vì thấy trẻ không thích giao tiếp…

– Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng giúp trẻ vượt qua khó khăn này. Chúng ta cần thay đổi cách tương tác với trẻ sao cho phù hợp để không gây tổn thương cho trẻ, vì trẻ thường có suy không đúng với thực tế và thường là tiêu cực.

Tìm kiếm hỗ trợ của nhà chuyên môn

– Trong trường hợp trẻ được chẩn đoán có một rối loạn cảm xúc nào đó thì ưu tiên số một là trẻ được can thiệp về y khoa hoặc tâm lý hoặc cả hai.

– Nếu bạn nhận thấy mình và những người xunh quanh không thể giúp trẻ giải quyết vấn đề thì nên đưa trẻ đến những nơi chuyên về điều trị các rối loạn tâm thần cho trẻ.

Chúng ta tuyệt đối không dùng các từ như điên, tâm thần để gọi trẻ hay nói đùa với người khác khi nói về trẻ, ngay cả khi trẻ được chẩn đoán là có rối nhiễu tâm lý như lo âu, trầm cảm…

Xem thêm :

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.