Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Hỏi đáp thường gặp về căn bệnh thần kinh ngoại biên

0

Cập nhật vào 07/12

Bệnh thần kinh ngoại biên khá phổ biến và có nhiều biểu hiện từ nhẹ tới nặng. Tuy nhiên do những biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên thường dễ nhầm với các bệnh thông thường, không đe dọa trực tiếp tới tính mạng nên thường bị xem nhẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên 1

Tổn thương dây thần kinh ngoại biên gọi là bệnh thần kinh ngoại biên

Cơ thể người có hai hệ thần kinh là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Dây thần kinh ngoại biên là những liên kết giữa não, tủy sống và những phần còn lại của cơ thể bạn. Dây thần kinh ngoại biên mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, tổn thương dây thần kinh này có thể ảnh hưởng đến khả năng trao đổi thông tin của não với cơ và các cơ quan. Tổn thương dây thần kinh ngoại biên được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên.

Biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên là gì?

biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên 2

Biểu hiện bệnh phụ thuộc dây thần kinh nào bị ảnh hưởng

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • Cảm giác tê, như kiến bò hoặc ngứa khởi phát từ từ ở bàn chân và bàn tay và có thể lan lên phía trên cánh tay hoặc chân.
  • Cảm giác đau nhói, nóng tại vùng dây thần kinh ngoại biên đi qua.
  • Dễ té ngã do dây thần kinh không còn điều khiển được bình thường
  • Yếu hay liệt cơ nếu dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng

Nguyên nhân nào gây ra bệnh thần kinh ngoại biên?

biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên 3

Nghiện rượu là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lí thần kinh ngoại biên là sự phá hủy các dây thần kinh gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Nghiện rượu bia và các chất kích thích
  • Các bệnh tự miễn: bao gồm hội chứng Sjogren, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, hội chứng Guillain-Barre, bệnh đa dây thần kinh mất myelin viêm mạn tính và viêm mạch hoại tử.
  • Đái tháo đường: hơn một nửa số người bị đái tháo đường sẽ dễ mắc các bệnh lí thần kinh.
  • Tiếp xúc với các chất độc hại như hóa chất, thuốc lá,…
  • Việc dùng thuốc: một số loại thuốc có thể gây bệnh lí thần kinh ngoại biên đặc biệt là các thuốc dùng trong điều trị ung thư (hóa trị)
  • Nhiễm trùng: bao gồm cả nhiễm vi khuẩn hay siêu vi.
  • Bệnh di truyền như bệnh Charcot-Marie-Tooth
  • Chấn thương hoặc chèn ép thần kinh: chấn thương do các va chạm mạnh từ tai nạn, hoạt động thể thao. Chèn ép thần kinh có thể là hậu quả việc duy trì một tư thế gò bó trong thời gian dài.
  • Khối u: các khối u có thể gây chèn ép dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh đa dây thần kinh còn có thể do một vài loại ung thư có liên quan đến hệ thống đáp ứng miễn dịch cơ thể. Đây cũng là một dạng của hội chứng cận ung thư.
  • Thiếu vitamin: đây là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh thần kinh ngoại biên.
  • Bệnh lí về tủy xương: bao gồm sự hiện diện của những protein bất thường trong máu (bệnh lí gamma đơn dòng), khối u trong xương, ung thư xương, lympho và amyloidosis.
  • Các bệnh khác: như bệnh thận, gan, bệnh về mô liên kết và suy giảm chức năng tuyến giáp.

Thần kinh ngoại biên gây biến chứng gì?

  • Phỏng hay dễ tổn thương da: Do người bệnh cảm nhận kém với nhiệt độ tại vùng tê nên dễ bị bỏng da do không phản xạ kịp thời.
  • Nhiễm trùng: Những vùng đau dây thần kinh khiến bạn bị mất cảm giác, bị thương mà không biết
  • Dễ ngã: yếu cơ và mất cảm giác có thể gây mất thăng bằng và té ngã.

Phòng chống bệnh thần kinh ngoại biên như thế nào?

Điều trị tốt các bệnh nền

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh thần kinh ngoại biên là điều trị tốt các bệnh nền có thể làm tăng nguy cơ bệnh thần kinh như đái tháo đường, nghiện rượu hay viêm khớp dạng thấp.

Có lối sống phù hợp

biểu hiện bệnh thần kinh ngoại biên 4

Lối sống khoa học giúp phòng chống nhiều bệnh

Để phòng chống bệnh thần kinh ngoại biên, bạn nên tham khảo những lời khuyên sau:

  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày
  • Tránh tiếp xúc chất độc hại, không sử dụng chất kích thích.

Chúng tôi hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn rõ nét về bệnh thần kinh ngoại biên. Hãy tham khảo thêm ý kiến củc bác sĩ nếu như bạn không chắc chắn về những triệu chứng cũng như cách điều trị phù hợp nhé.

>> Bệnh tiểu đường có bị lây không?

Được tổng hợp bởi tiepthigioi.net

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.