Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Đối phó thế nào với bệnh trầm cảm tái phát?

0

Cập nhật vào 17/11

Trầm cảm có thể là căn bệnh còn đáng sợ hơn ung thư. Không phải ai cũng biết là bệnh trầm cảm có thể quay trở lại sau khi đã chữa khỏi. Vậy đối phó thế nào với bệnh trầm cảm tái phát hiệu quả nhất?

Rối loạn trầm cảm là bệnh rối loạn cảm xúc nặng, người bệnh phải uống thuốc liên tục 9- 12 tháng, mỗi tháng tái khám một lần để Bác sĩ chỉnh liều và bổ sung thuốc nếu cần thiết. Sau 9- 12 tháng điều trị nếu bệnh ổn định tốt, bệnh nhân hết các triệu chứng trầm cảm thì Bác sĩ giảm liều dần và cho bệnh nhân ngừng điều trị. Nếu bệnh nhân chưa ổn định hoặc trong thời gian điều trị bệnh có lúc tái phát nặng hơn thì người bệnh cần điều trị kéo dài. Rối loạn trầm cảm nếu phát hiện sớm và điều trị sớm thì tỷ lệ khỏi bệnh khoảng 80%, còn lại khoảng 20% số bệnh nhân tương đối ổn định nhưng thỉnh thoảng tái phát và phải điều trị kéo dài.

Hồi phục từ bệnh trầm cảm là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Khoảng phân nửa bệnh nhân trầm cảm có khả năng tái phát bệnh. Dưới đây là một số cách giúp bạn đối phó với nguy cơ tái phát bệnh trầm cảm.

Đừng “gồng gánh” quá nhiều

Bận rộn không phải là vấn đề nghiêm trọng, nhưng bận rộn quá nhiều thì có thể “sinh chuyện”. Tình trạng quá tải tạo ra căng thẳng, vốn là một yếu tố gây trầm cảm. Bên cạnh đó, những hoạt động căng thẳng có thể làm cho sự lo lắng và trầm cảm nghiêm trọng thêm. Theo các chuyên gia, bạn có thể ngăn chặn căng thẳng bằng cách tạo ra sự cân bằng và biết được những giới hạn của mình.

Tập thể dục thường xuyên

Đây là một trong những phương cách tốt nhất để ngừa trầm cảm. Kết hợp aerobic với bài tập tăng cường sức bền có tác dụng tốt hơn là chỉ tập aerobic. Các bài tập yoga cũng rất hiệu quả.

Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất chữa trầm cảm
Tập thể dục thường xuyên là cách tốt nhất chữa trầm cảm

Hoãn các quyết định lớn

Bạn có thể cảm thấy mình là một người mới, nhưng đây không phải là lúc thực hiện những thay đổi lớn, ngay cả những thay đổi mà bạn nghĩ sẽ làm cho mình vui hơn. Theo tiến sĩ Susan L.Marusak thuộc Trung tâm y khoa Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cả quyết định tốt lẫn xấu trong khoảng thời gian này đều gây căng thẳng. “Tôi thường khuyên bệnh nhân chờ đợi, nếu có thể, đến lúc họ cảm thấy ổn hẳn trước khi đưa ra một quyết định có thể thay đổi cuộc sống”, ông cho biết.

Ngừng tự trách mình

Nếu bị trầm cảm, bạn có thể nhiếc móc bản thân về những sai lầm, dù có thật hay tưởng tượng. Nhưng những câu như “Tôi nên làm khác đi” hoặc “Phải chi tôi đừng làm thế” là phản tác dụng, và có thể khiến bạn lún sâu vào tình trạng trầm cảm. “Bạn cần phải biết chấp nhận cái bạn không thể thay đổi và tập trung vào cái bạn có thể”, tiến sĩ Gerard Sanacora, thuộc Đại học Yale (Mỹ), cho biết. Có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ một chuyên gia trị liệu nhận thức – hành vi.

ngừng tự trách mình để tránh trầm cảm
ngừng tự trách mình để tránh trầm cảm

Chú ý ăn uống, thuốc men

Ăn uống và tập thể dục là “song kiếm hợp bích” trong việc duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều rau quả, nhiều cá, đặc biệt là omega-3, và a xít folic rất có ích cho tâm trạng. Tránh rượu và giảm thiểu sử dụng caffeine.

Cần duy trì việc uống thuốc hoặc theo đuổi các phương pháp trị liệu theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng điều trị (nếu có) phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

>>>Xem thêm…: Bạn biết gì về hội chứng ống cổ tay

Nếu bạn nghi ngờ mình đang bị trầm cảm tái phát, đừng ngần ngại mà hãy liên lạc với bác sỹ hoặc các chuyên gia trị liệu. Nhớ rằng, trầm cảm tái phát là rất phổ biến, và bạn không có gì phải ngại về điều đó cả.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.