Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Cách phân loại bệnh trầm cảm theo mức độ bệnh

0

Cập nhật vào 17/11

Trầm cảm có nhiều giai đoạn và được phân thành nhiều các giai đoạn khác nhau. Tùy vào những triệu chứng mà bệnh nhân có để xác định bệnh ở giai đoạn nào.

Theo phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10, giai đoạn trầm cảm biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, tồn tại trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.

Giai đoạn trầm cảm là một giai đoạn khởi đầu cho các rối loạn cảm xúc tiếp theo. Sự vận động tiếp theo có thể diễn ra theo nhiều hình thái khác nhau, như rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện tại giai đoạn trầm cảm, hoặc rối loạn trầm cảm tái diễn… Do đó, sự tiên đoán và đặt giả định điều trị ở giai đoạn trầm cảm là cần thiết.

Theo WHO (1995), mỗi năm có tới 100 triệu người trên trái đất bị rối loạn trầm cảm (5%); tần suất trong đời: gặp nhiều ở tuổi lao động (18-45 tuổi): 70%, trong đó, 65-75% không được chẩn đoán, 25-30% đến các chuyên khoa khác. Theo WayneKaton.MD, 74% bệnh nhân có rối loạn trầm cảm ở phòng khám nội tổng hợp. Trầm cảm có nguy cơ tự sát cao: 10-20% (Rouillon, 1995). Tuy nhiên, hãy chú ý phân biệt trầm cảm và tâm thần phân liệt để có cách điều trị phù hợp.

Về lâm sàng, một giai đoạn trầm cảm, bao gồm:

  • Ba triệu chứng chủ yếu: khí sắc trầm; mất mọi quan tâm thích thú; giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
  • Bảy triệu chứng phổ biến khác: giảm tập trung và sự chú ý; giảm tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định; ý tưởng bị tội và không xứng đáng; nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan; ý tưởng và hành vi huỷ hoại hoặc tự sát; rối loạn giấc ngủ; rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm muốn ăn uống); thay đổi trọng lượng cơ thể.

Thêm vào đó, để làm đậm nét lâm sàng đặc biệt của trầm cảm, nhiều tác giả đưa ra các biểu hiện cơ thể: mất những quan tâm thích thú trong những hoạt động thường ngày gây thích thú; mất phản ứng cảm xúc với những sự kiện và môi trường xung quanh thường làm vui thích; buổi sáng thức giấc sớm 2 giờ trước thường ngày; trạng thái trầm cảm nặng hơn vào buổi sáng; chậm chạp hoặc kích động tâm thần vận động; ăn không ngon miệng; sút cân (5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước); mất dục năng rõ rệt. Thông thường, hội chứng cơ thể được xem như có khi bốn trong số những triệu chứng trên có chắc chắn.

Theo ICD-10, về bản chất trầm cảm được biểu hiện bằng hai/ba triệu chứng chủ yếu và 2/7 triệu chứng phổ biến, để chẩn đoán định tính về lâm sàng các triệu chứng này phải kéo dài trong thời gian tối thiểu hai tuần, gây ảnh hưởng nặng nề lên toàn bộ các mặt trong cuộc sống của bệnh nhân.

Về cận lâm sàng, có sự hỗ trợ của trắc nghiệm tâm lý, lượng hóa trầm cảm bởi Test BECK: ngưỡng trầm cảm từ 14 điểm, trầm cảm nhẹ 14-19 điểm, trầm cảm vừa 20-29 điểm, trầm cảm nặng > 30 điểm.

>>>Xem thêm…: Đối phó thế nào với bệnh trầm cảm tái phát

Tiêu chuẩn xác định các mức độ trầm cảm, dựa vào số lượng các triệu chứng chủ yếu và các triệu chứng phổ biến của trầm cảm hiện có ở bệnh nhân, dựa vào mức độ trầm trọng của các triệu chứng ảnh hưởng đến phạm vi các hoạt động xã hội và nghề nghiệp của bệnh nhân, có triệu chứng loạn thần hay không loạn thần, và thời gian diễn biến của giai đoạn trầm cảm, người ta chia ra ba mức độ nhẹ, vừa, và nặng.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.