Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Học ngành marketing – Trường Đại học Thương mại Hà Nội

0

Cập nhật vào 20/09

Đại học Thương Mại là một trong những nơi đầu tiên đào tạo chuyên sâu ngành học Marketing ở nước ta. Tìm hiểu chi tiết về ngành học đầy tiềm năng này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu về khoa marketing của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trong bài này chúng ta cùng tìm hiểu về khoa marketing trường Đại học Thương mại Hà Nội.

Khoa Marketing Trường Đại học Thương mại là một trong 02 địa chỉ đầu tiên ở nước ta đào tạo về cử nhân Marketing và là nơi duy nhất đào tạo về chuyên ngành Marketing Thương mại.

Đào tạo các cử nhân ngành Marketing của Khoa Marketing – Trường Đại học Thương mại có tính thực hành cao và sinh viên ra trường thích ứng nhanh với thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt với chuyên ngành Marketing Thương mại với gần 25 năm đào tạo sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở mọi miền của Tổ quốc.

Ngành marketing tại đại học Thương mại bao gồm hai chuyên ngành: Ngành Marketing thương mại và ngành Quản trị thương hiệu.

Toàn cảnh Trường Đại học Thương mại Hà Nội

Toàn cảnh Trường Đại học Thương mại Hà Nội nhìn từ trên cao.

Giới thiệu chung về trường Đại học Thương Mại (ĐHTM)

Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh: Vietnam University of Commerce – VCU) là trường đại học công lập trực thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trường ĐHTM là trường đại học chất lượng cao đa ngành, đa lĩnh vực và hoạt động tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bảo đảm cơ hội tiếp cận giáo dục đại học của các đối tượng chính sách, đối tượng thuộc hộ nghèo.

Trong khuôn khổ chương trình đánh giá các trường đại học đợt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Thương mại được xếp trong nhóm 5 trường đại học tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và kinh doanh.

Tham khảo thêm: Ngành marketing tại đại học Ngoại thương.

Địa chỉ cơ sở chính ĐHTM Hà Nội

Trường Đại học Thương mại có cơ sở chính đóng tại số 79 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với tổng diện tích 380.000 m2. Trường là một trong những đại học có cảnh quan và khuôn viên đẹp nhất trong các trường đóng tại Hà Nội.

Đại học Thương mại Hà Nội

Cơ sở chính Đại học Thương mại Hà Nội.

Lịch sử ĐHTM Hà Nội

Tiền thân của Trường Đại học Thương mại là Trường Thương nghiệp Trung ương được thành lập năm 1960. Năm 1979 trường đổi tên thành Đại học Thương nghiệp, năm 1994 trường đổi tên thành Đại học Thương mại.

Trường Đại học Thương mại được giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân (từ năm 1965), đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế (từ năm 1987), tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực thương mại và du lịch.

Hơn năm mươi năm qua, trường đã đào tạo hàng trăm nghìn các cán bộ có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ kinh tế cho ngành thương mại, du lịch và các ngành kinh tế quốc dân khác, thuộc tất cả các thành phần kinh tế.

ĐHTM là một trong những trường có khuôn viên đẹp nhất

ĐHTM là một trong những trường có khuôn viên đẹp nhất trên địa bàn Hà Nội.

Cơ sở vật chất của trường

Các giảng đường phục vụ đào tạo

  • Tòa nhà C: 3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ, các môn chuyên ngành.
  • Tòa nhà D: 3 tầng, các giảng đường 60 chỗ ngồi, phục vụ học các môn ngoại ngữ và các phòng máy phục vụ môn tin học.
  • Tòa nhà H: 2 giảng đường 150 chỗ phục vụ học tập và hội thảo, 1 giảng đường hai tầng với 1.000 chỗ ngồi, phục vụ học tập và các chương trình, sự kiện.
  • Tòa nhà G: 5 tầng, các giảng đường từ 120-150 chỗ ngồi, tầng 5 là các phòng máy tính.
  • Tòa nhà V: 7 tầng, từ 60-120 chỗ ngồi.

Tòa nhà V trường ĐHTM

Tòa nhà V trường ĐHTM

Ngoài các giảng đường, sinh viên có thể tự học, học nhóm tại các phòng thảo luận (nhà C, nhà D và nhà V), mỗi phòng có 15-20 chỗ ngồi. Tất cả giảng đường đều được trang bị hệ thống máy chiếu, quạt điện, quạt trần và điều hoà nhiệt độ. Tổng diện tích phục vụ đào tạo: 46.000m2.

Thư viện

2 tầng, tầng 1 có phòng đọc với 150 chỗ ngồi, các phòng mượn giáo trình, photocopy tài liệu, tầng 2 có các phòng đọc sách báo, phòng đọc sách nước ngoài, phòng hội thảo. Tổng diện tích thư viện: 2.500m2.

Phòng thí nghiệm

Tổng diện tích 450m2.

Nhà xưởng thực hành

Tổng tổng diện tích 960m2.

Ký túc xá

  • Tòa nhà B: 3 tầng, phục vụ sinh viên trong nước.
  • Tòa nhà A: 3 tầng, chủ yếu phục vụ sinh viên quốc tế.

Tổng diện tích ký túc xá: 5.600m2.

Ký túc xá ĐHTM

Ký túc xá trường ĐHTM.

Khu thể dục thể thao

  • Sân bóng đá: Sân nhà V, sân nhà G.
  • Sân bóng chuyền: Sân nhà E.
  • Sân tenis: Sân Bộ môn Thể dục – Quân sự.
  • Sân cầu lông: Sân nhà I, Sân ký túc xá.

Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại có tổng diện tích 500.000m2, đóng tại đường Lý Thường Kiệt, phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý.

Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại

Cơ sở Hà Nam của Trường Đại học Thương mại.

Những thành tích đạt được của ĐHTM

  • Huân chương Chiến công hạng Ba (năm 1972);
  • Huận chương Lao động hạng Ba (năm 1980);
  • Huân chương Lao động hạng nhất (năm 1984);
  • Huân chương Lao động hạng nhất (năm 1995);
  • Huân chương Độc lập hạng Ba (năm 2000);
  • Cộng hoà nhân dân Lào tặng Huân chương;
  • Công đoàn trường: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000);
  • Khoa Kế toán – Tài chính: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1999);
  • Khoa Quản trị doanh nghiệp: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2000);
  • Khoa Khách sạn Du lịch: Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2001).
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2008).
  • Huân chương Độc lập hạng Nhì (2008).
  • Đơn vị Anh hùng Lao động (2010).

Tham khảo thêm về các trường đại học có khoa marketing khác tại:  Học ngành marketing ở đâu?

Lịch sử hình thành

Khoa Marketing  ngày nay (trước kia) được thành lập từ năm 1960 với tên gọi là Khoa Thương phẩm.

Khoa đã có quá trình hình thành và phát triển song song với quá trình hình thành và phát triển về mọi mặt của Trường Đại học Thương mại.

Với nhiều thành tích đạt được trong quá trình phát triển, Khoa Marketing đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

Trải qua quá trình phát triển với những thay đổi về cơ cấu tổ chức và nhân sự, từ 3-2015, Khoa Marketing mới được hình thành trên cơ sở sát nhập 02 khoa Khoa Kinh doanh Thương mại và Khoa Marketing cũ. Khoa Marketing mới lúc này được nhà trường giao quản lý đào tạo 2 chuyên ngành thuộc ngành Marketing  là Marketing  thương mại và Quản trị thương hiệu.

Nếu bạn sinh viên nào thích kinh doanh, thử tham khảo: Cần phải làm gì để khởi nghiệp kinh doanh trà sữa Trân Châu thành công

Nhiệm vụ của marketing

a. Tham mưu cho Hiệu trưởng những quan điểm, chủ trương và giải pháp về phát triển đơn vị và Trường.

b. Xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị trình Hiệu trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác đã được phê duyệt.

c. Đề xuất với Hiệu trưởng về những quan điểm, giải pháp về tổ chức bộ máy và nhân sự của đơn vị; về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ viên chức thuộc đơn vị.

d. Tổ chức lao động cho các viên chức của đơn vị, phối hợp công tác và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các viên chức trong đơn vị; quản lý viên chức, nhận xét, đánh giá viên chức thuộc đơn vị theo quy định.

e. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị.

f.  Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, trang thiết bị của đơn vị.

g. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo của viên chức trong đơn vị và của các tổ chức và cá nhân khác về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của đơn vị và viên chức thuộc đơn vị theo quy định của pháp luật.

h. Xây dựng các báo cáo công tác của đơn vị theo quy định của Nhà trường.

i.  Chuẩn bị các quyết định, văn bản hành chính về những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trình Hiệu trưởng.

j.  Đề xuất xây dựng và phát triển chương trình đào tạo và tham gia tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số chuyên ngành.

k. Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa, tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.

l.  Tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, chủ động khai thác các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.

m.   Quản lý viên chức và người học thuộc khoa theo phân cấp của Hiệu trưởng.

n. Quản lý nội dung, phương pháp, chất lượng đào tạo chuyên ngành thuộc khoa quản lý.

o. Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình học phần/môn học do Hiệu trưởng giao; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy – học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học.

p. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở khoa, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho viên chức và người học; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho viên chức thuộc khoa.

q. Phối hợp với các bộ phận chức năng trong Trường để thực hiện nhiệm vụ được giao.

r.  Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng.

Ngành Marketing thương mại

Sinh viên học chuyên ngành Marketing thương mại có thể làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau về Marketing trong lĩnh vực thương mại, với các nhiệm vụ như sau:
Vì vậy ngay từ khi trong trường sinh viên đã được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng:

Về kiến thức:

  • Kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, quốc phòng – an ninh, pháp luật, tin học và ngoại ngữ.
  • Tìm hiểu về môi trường Marketing và thị trường.
  • Xây dựng các đề xuất chào hàng cho khách hàng.
  • Tổ chức, thực hiện và cung ứng các chương trình truyền thông Marketing .
  • Phát triển thông tin khách hàng.
  • Tổ chức và thực hiện các hoạt động Marketing tác nghiệp.
  • Phát triển quan hệ với các bộ phận khác trong tổ chức.
  • Quản lý, phát triển nhóm và nhân sự Marketing.
  • Kiến thức cơ bản của ngành như quản trị, kế toán, thống kê và kinh tế vi mô;
  • Kiến thức cơ bản về Marketing trong lĩnh vực thương mại như: nghiên cứu thị trường và hành vi khách hàng, các đề xuất chào hàng cho khách hàng, phát triển thông tin khách hàng, marketing thương mại, Marketing dịch vụ, quảng cáo, khuếch trương sản phẩm, quản trị kênh và mạng lưới phân phối bán hàng, kế hoạch hóa chiến lược Marketing của của tổ chức và doanh nghiệp thương mại.

Học ngành marketing – Trường Đại học Thương mại Hà Nội

Kỹ năng chuyên môn:

  • Thực hiện thành thạo công việc thu thập, phân tích và xử lý thông tin Marketing;
  • Thực hiện thành thạo các nghiệp vụ tác nghiệp marketing trong lĩnh vực thương mại: Thu thập, xử lý và phân tích thông tin để đưa ra quyết định về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến hỗn hợp;
  • Sử dụng thành thạo máy vi tính cho công việc chuyên môn, khai thác và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin phục vụ cho công việc;
  • Lập kế hoạch và thuyết trình được báo cáo Marketing;
  • Tham mưu được cho lãnh đạo của doanh nghiệp, tổ chức những cách thức cải tiến công tác marketing và quản trị kinh doanh của đơn vị.

Kỹ năng mềm:

  • Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ;
  • Kỹ năng đàm phán, tổ chức sự kiện và giải quyết vấn đề hiệu quả;
  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc;
  • Kỹ năng tự quản lý thời gian.

Ngành Marketing quản trị thương hiệu

Quản trị Thương hiệu là một phân ngành cao cấp của marketing hiện đại. Cho đến nay các chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học vẫn đang tiến hành cập nhật hệ thống lý thuyết và phương pháp luận vốn được các tập đoàn thương hiệu đa-quốc –gia nghiên cứu áp dụng thành công.

Quản trị Thương hiệu tích hợp đầu cuối những hệ thống quản trị chất lượng, quản trị marketing, quản trị sáng tạo thương hiệu (brand creative) và đột phá marketing (marketing innovation), quản trị hệ thống cung ứng (supply chain) và hệ thống phân phối (kể cả hậu cần), quản trị hệ thống thông tin marketing (MMIS) và hệ thống thông tin tích hợp (ERP).

Sinh viên khi tốt nghiệp có được các kỹ năng gồm:

  • Xây dựng, triển khai và phân tích chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch nghiên cứu marketing thương mại và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Xây dựng, triển khai, phân tích và phát triển định vị thương hiệu, định vị sản phẩm, chương trình truyền thông, quảng cáo, xúc tiến, quan hệ công chúng, quản trị chất lượng, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Học ngành marketing – Trường Đại học Thương mại Hà Nội

Vị trí nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành của khoa Marketing có thể làm việc ở các doanh nghiệp các lĩnh vực khác nhau, ở các doanh nghiệp sản xuất hoặc thương mại, các ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu.

Ở các tổ chức này có thể làm ở các bộ phận sau:

  • Bộ phận kinh doanh, marketing, thương hiệu, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng.
  • Bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing, quản trị hệ thống, kênh và mạng phân phối, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng (gồm bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu).
  • Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistics của doanh nghiệp.
  • Các trường đại học, viện nghiên cứu và chuyên viên nghiên cứu thị trường, marketing.

Trên nền tảng kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) ngành marketing, quản trị kinh doanh, kinh doanh thương mại… ở các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước.

Người học còn có điều kiện liên thông sang các ngành đào tạo khác thuộc khối ngành kinh tế, quản lý và kinh doanh.

Ngoài ra, người học còn có khả năng chuyển đổi và liên thông sang các ngành đào tạo khác, đặc biệt các ngành thuộc khối ngành kinh tế, quản lý và kinh doanh; Người học còn có khả năng tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí và môi trường công tác cụ thể.

Kết luận: Như vậy có thể thấy ngành học Marketing của Trường đại học Thương Mại với hai chuyên ngành cơ bản là Marketing (Marketing thương mại) và Marketing (Quản trị thương hiệu) được đào tạo chuyên sâu, bài bản, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường được khẳng định bản thân, định hướng tương lai tốt hơn.

Tác giả Phù Thủy
Xin chào mọi người, mình là Phù Thủy, mình có đam mê với đồ ăn và đi du lịch khám phá khắp nơi. Sở thích của mình viết bài về nội thất và gia đình. Hiện tại mình đang chịu trách nhiệm viết bài cho trang nội thất Đức Khang, các bài viết đều được mình tổng hợp biên tập lại từ những nguồn uy tín về nội thất. Mình đang viết chủ đề về tư thế ngồi và các mẫu ghế làm việc Đức Khang tốt cho sức khỏe văn phòng tại noithatduckhang.com.vn, các bạn ủng hộ mình nhé.

4.7/5 - (4 bình chọn)
Share.

Comments are closed.