Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trường đại học nào dạy marketing – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

0

Cập nhật vào 05/10

Là một trong những trường có bộ môn marketing riêng biệt, hệ thống đào tạo của trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn là lựa chọn hàng đầu của những người muốn học và tìm hiểu sâu về marketing.

Giới thiệu chung về trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Economics University – NEU) là một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam đầu ngành khối các trường đại học kinh tế và quản lý ở miền Bắc Việt Nam, chuyên đào tạo chuyên gia kinh tế cho đất nước trình độ đại học và sau đại học. Trường còn là trung tâm nghiên cứu kinh tế chuyên sâu, tư vấn các chính sách vĩ mô cho nhà nước Việt Nam, chuyển giao và tư vấn công nghệ quản lý và quản trị.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trường được thành lập theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956 với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính. Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 22 tháng 5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục.

Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch.

Ngày 22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD).

Năm 1989, trường Đại học KTQD được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là: 1/ Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô; 2/ Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học; và 3/ Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học KTQD luôn luôn giữ vững vị trí là:

– Một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt Nam. Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý các doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Cho đến nay, trường Đại học KTQD đã đào tạo được nhiều thế hệ cán bộ quản lý chính quy, năng động, dễ thích nghi với nền kinh tế thị trường và có khả năng tiếp thu các công nghệ mới. Trong số những sinh viên tốt nghiệp của Trường, nhiều người hiện đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các doanh nghiệp.

· Trung tâm nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội của Đảng, Nhà nước, các ngành, các địa phương và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Trường đã triển khai nhiều công trình nghiên cứu lớn về kinh tế và kinh doanh ở Việt Nam, được Chính phủ trực tiếp giao nhiều đề tài nghiên cứu lớn và quan trọng. Ngoài ra, Trường cũng hợp tác về nghiên cứu với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế.

– Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh. Trường đã có nhiều đúng góp to lớn trong việc tư vấn cho các tổ chức ở Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp. Ảnh hưởng sâu rộng của trường Đại học KTQD đến toàn bộ công cuộc đổi mới được tăng cường bởi các mối liên kết chặt chẽ của Trường với các cơ quan thực tiễn.

Trường Đại học KTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu – đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bungari, Ba Lan, CH Sec và Slụvakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, CHLB Đức, Canada, Hàn Quốc, Tháii Lan…Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức) … để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường… Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.

Đại học KTQD đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn và đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động Hạng Ba trong giai đoạn 1961 – 1972, Hạng Hai năm 1978, Hạng Nhất năm 1983, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1986, Hạng Hai năm 1991và Hạng Nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001-2011, Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

Mục tiêu phấn đấu của Trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, Trường đang nâng cấp hệ thống phòng học, mua các thiết bị hiện đại, soạn và xuất bản giáo trình và các tài liệu tham khảo, hệ thống thông tin phục vụ đào tạo và nghiên cứu, đổi mới và nâng cấp cơ sở vật chất hiện có với những trang thiết bị hiện đại.

Có thể bạn quan tâm:  Vì sao social media lại được coi trọng trong Marketing online?

Trường Đại học KTQD có những khoa – viện – ngành nào?

Trường ĐH KTQD hiện đang tọa lạc tại địa chỉ 207 đường Giải Phóng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Sinh viên trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Hiện trường Đại học KTQD đang đào tạo khoảng 45.000 sinh viên với 19 khoa, 45 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 13 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác.

Các khoa của ĐH KTQD

  1. Khoa Bất động sản và kinh tế tài nguyên
  2. Khoa Du lịch và khách sạn
  3. Khoa Đầu tư
  4. Khoa Giáo dục quốc phòng
  5. Khoa Giáo dục thể chất
  6. Khoa Kế hoạch và phát triển
  7. Khoa Khoa học quản lý
  8. Khoa Bảo hiểm
  9. Khoa Kinh tế học
  10. Khoa Môi trường và đô thị
  11. Khoa Kinh tế và quản lý nguồn nhân lực
  12. Khoa Lý luận chính trị
  13. Khoa Luật
  14. Khoa Marketing
  15. Khoa Ngoại ngữ kinh tế
  16. Khoa Tại chức
  17. Khoa Thống kê
  18. Khoa Tin học kinh tế
  19. Khoa Toán kinh tế
  20. Khoa Khoa học máy tính

Các viện của ĐH KTQD

  1. Viện Công nghệ thông tin kinh tế
  2. Viện Chính sách công và quản lý
  3. Viện Dân số và các vấn đề xã hội
  4. Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển
  5. Viện Quản lý châu Á – Thái Bình Dương
  6. Viện Quản trị Kinh doanh
  7. Viện Đào tạo Sau đại học
  8. Viện Đào tạo quốc tế
  9. Viện Ngân hàng-Tài chính
  10. Viện Kế toán-Kiểm toán
  11. Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế

Các ngành học của ĐH KTQD

  1. Ngành Kinh tế
  2. Ngành Quản trị kinh doanh
  3. Ngành Ngân hàng – Tài chính
  4. Ngành Bảo hiểm
  5. Ngành Kế toán
  6. Ngành Hệ thống thông tin kinh tế
  7. Ngành Luật
  8. Ngành Khoa học máy tính
  9. Ngành Quản trị nhân lực
  10. Ngành Thống kê kinh tế
  11. Ngành Marketing
  12. Ngành Toán ứng dụng trong kinh tế
  13. Ngành Kinh tế tài nguyên
  14. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  15. Ngành Bất động sản
  16. Ngành Ngôn ngữ Anh
  17. Ngành Quản trị Kinh doanh bằng Tiếng Anh (E-BBA)
  18. Các chương trình định hướng ứng dụng (POHE)
  19. Ngành Kinh tế nông nghiệp
  20. Ngành Hệ thống thông tin quản lý
  21. Ngành Kinh doanh thương mại
  22. Ngành Kinh tế quốc tế
  23. Ngành Kinh doanh quốc tế
  24. Ngành Quản lý Công và Chính sách học bằng Tiếng Anh (E-PMP)

Khoa marketing của trường ĐH KTQD có gì đặc sắc?

Quá trình hình thành khoa Marketing của trường ĐH KTQD

Khoa Marketing (tiền thân là Khoa Vật giá) có một lịch sử hình thành và phát triển thật đặc biệt. Trong đó, mỗi chặng đường đều gắn liền với sự thay đổi của đất nước, với những vận hội và thách thức mới, những lối rẽ bất ngờ cần những quyết định thay đổi đột phá trong cả tư duy và hành động của của tập thể giảng viên và sinh viên của Khoa.
Chuyên ngành Vật giá chính thức thành lập vào ngày 08 tháng 3 năm 1966 và sau đó trở thành khoa Vật giá thuộc trường Đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là Đại học Kinh tế Quốc dân).

Vào cuối những năm 1980’s, Việt Nam phát triển kinh tế đối ngoại, mở cửa và bắt đầu chuyển đổi sang thể chế kinh tế thị trường: Chuyên ngành đào tạo cử nhân Kinh tế Du lịch ra đời đáp ứng cho xu hướng phát triển của ngành du lịch. Năm 1996 Bộ môn Kinh tế Du lịch đã tách ra thành Khoa Du lịch và Khách sạn của Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay.

Đứng trước những thách thức của cơ chế thị trường, nắm bắt được xu hướng phát triển, Chuyên ngành Marketing được thành lập (tháng 3-1991) trở thành cái nôi đầu tiên đào tạo cử nhân ngành Marketing tại Việt Nam.

Năm 1996, Khoa Marketing phát triển Chuyên ngành Quảng cáo, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2000 đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động; đến năm 2008 đã được chuyển đổi thành Chuyên ngành Truyền thông Marketing.

Đến năm 2005, nối tiếp truyền thống đào tạo Chuyên ngành Vật giá trước đây và để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực tài chính, đầu tư và thẩm định giá, Chuyên ngành Thẩm định giá được thành lập.

Hiện nay, Khoa Marketing có 30 cán bộ giảng viên; được đào tạo qua các trường đại học tại Mỹ, Canada, Anh, Úc, Bỉ, Hà Lan, Pháp, Đức, Liên Xô, Nhật Bản, Thái Lan v.v.. Trong số đó có 2 GS, 5 PGS, hàng chục tiến sỹ và thạc sỹ đảm nhiệm đào tạo 4 chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị Bán hàng, Truyền thông Marketing và Thẩm định giá.

Khoa Marketing của trường ĐH KTQD có những cấp đào tạo nào?

Hiện nay, khoa Marketing thực hiện cả 3 cấp đào tạo: cử nhân Đại học, thạc sỹ và tiến sỹ.

Hàng chục giáo trình các môn học chuyên ngành đã được biên soạn và xuất bản. Khoa cũng đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tư vấn phục vụ doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội.

Bộ môn Marketing phụ trách 2 chuyên ngành Quản trị Marketing và Quản trị Bán hàng.

Đào tạo Cử nhân Đại học chuyên ngành Marketing gồm có:

  • Chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ qua 129 tín chỉ, trong đó có 76 tín chỉ kiến thức ngành và chuyên ngành, kể cả thực tập, thực tế.
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao 135 tín chỉ, trong đó có 75 tín chỉ kiến thức ngành và chuyên ngành với nhiều học phần chuyên ngành bằng tiếng Anh. Từ năm 2013, Bộ môn Marketing đã phát triển chương trình đào tạo cử nhân Quản trị Bán hàng (127 tín chỉ, có 76 tín chỉ chuyên ngành) nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực bán hàng, phân phối và tiêu thụ của các doanh nghiệp đang ngày càng tăng lên cả về lượng và chất.

Với định hướng đưa kiến thức nhà trường ngày càng gắn chặt thực tiễn, các học phần đào tạo cử nhân được thiết kế với nhiều hoạt động tại doanh nghiệp, quan sát thực tiễn, mời diễn giả giàu kinh nghiệm đến trao đổi tại lớp, bài tập nhóm gắn liền vấn đề thực trạng kinh tế-kinh doanh, triển khai những cuộc thi tìm kiếm ý tưởng giải quyết tình huống marketing cho công ty…

Ngoài ra, để củng cố nền tảng tư duy khoa học, sinh viên luôn được định hướng thực hiện hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học các cấp. Kết quả của những nỗ lực này đã được minh chứng qua nhiều thế hệ cựu sinh viên thành đạt, có nhiều đóng góp trong nước và quốc tế; qua số lượng yêu cầu tuyển dụng gửi về Khoa ngày càng tăng.

Chuyên ngành đào tạo Quản trị Marketing và Bán hàng đã liên tục đứng Top 5 ngành có số lượng thí sinh đăng ký và điểm đầu vào cao nhất Trường Đại học Kinh tế Quốc dân những năm vừa qua.

Chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Marketing

Chương trình đào tạo Cao học chuyên ngành Marketing cũng đã và đang được nâng cấp, hoàn thiện theo xu thế chung với 2 định hướng:

  • Định hướng ứng dụng (45 tín chỉ, trong có có 22 tín chỉ cho các học phần ngành và chuyên ngành, 10 tín chỉ cho Luận văn tốt nghiệp).
  • Định hướng nghiên cứu (46 tín chỉ, trong đó có 16 tín chỉ kiến thức ngành và chuyên ngành, 20 tín chỉ cho Luận văn tốt nghiệp).

Trong những năm qua, nhu cầu đào tạo thạc sĩ Marketing đã và đang tăng lên, trong đó có một tỷ lệ không nhỏ cao học viên chuyển đổi từ các ngành khác sang nhằm đáp ứng nhu cầu công việc thực tiễn của họ.

Chương trình đào tạo Tiến sỹ

Có thể khẳng định, nhu cầu đào tạo cấp độ này tại Khoa Marketing là tương đối lớn, số lượng nghiên cứu sinh trong những năm qua luôn ở nhóm cao nhất của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bên cạnh hoạt động đào tạo, Bộ môn Marketing đã và đang thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, hoạt động marketing phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Ví dụ như dự án nghiên cứu “Thị trường bóng đèn tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh”, “Nghiên cứu đề xuất giải pháp marketing nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công tại Ninh Bình”, “Đề án Văn hóa Vietcombank”… cùng hàng loạt đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở.

Bộ môn Marketing đã xuất bản và tái bản nhiều giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo có chất lượng tốt, được đánh giá cao và sử dụng trong giảng dạy tại nhiều trường đại học trong cả nước:

  • Marketing căn bản.
  • Quản trị marketing.
  • Hành vi người tiêu dùng.
  • Nghiên cứu Marketing.
  • Quản trị kênh phân phối.
  • Marketing tới khách hàng tổ chức v.v..

Bộ môn Truyền thông Marketing của trường ĐH KTQD

Bộ môn Truyền thông Marketing được thành lập năm 1996 (giai đoạn 1996-2008 có tên gọi là Bộ môn Quảng cáo), là đơn vị đào tạo chuyên ngành Truyền thông Marketing ở bậc đại học sớm nhất Việt Nam.

Được hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới và hợp tác quốc tế sâu rộng, bộ môn có nhiều cơ hội để nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm hoạt động đào tạo truyền thông của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Trải qua hơn 20 năm phát triển, chuyên ngành Truyền thông Marketing đã triển khai rất nhiều loại hình đào tạo khác nhau đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó, đào tạo trình độ đại học về Truyền thông Marketing với nòng cốt là đào tạo hệ đại học chính quy bắt đầu từ khóa 42 (năm 2000), đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp (POHE) từ khóa 56 (năm 2014).

Do có tính đặc thù, từ chương trình đào tạo tín chỉ (truyền thống) đến chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (POHE) được xây dựng theo cách riêng, từ cách tiếp cận, nguyên tắc xây dựng, đến kết cấu, môn học và nội dung chương trình. Đó là cách tiếp cận CDIO (Conceive-Design-Implement-Operate), đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động.

Cụ thể:

  • Chương trình đào tạo tín chỉ tập trung trang bị những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp chuyên sâu của lĩnh vực truyền thông, bên cạnh đó còn trang bị các kỹ năng nghề nghiệp nhất định cho người học, đảm bảo cho họ có thể thích ứng tốt với những đòi hỏi từ thực tế của doanh nghiệp;
  • Chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp (POHE) được xây dựng dựa trên khung nghề nghiệp, đáp ứng được yêu cầu về phong cách học hiện đại về tri thức và kỹ năng, giúp người học có khả năng ứng dụng cao trong hoạt động thực tiễn. Với tính đúng đắn, tiếp cận khoa học và hiệu quả của các chương trình đào tạo Truyền thông marketing, những năm qua, uy tín đào tạo chuyên ngành truyền thông đã tăng lên đáng kể, được xã hội đánh giá cao, đến nay đã trở thành một trong những ngành học hấp dẫn nhất trường, người học sau khi ra trường có được cơ hội nghề nghiệp rất cao.

Trong những năm qua, việc biên soạn tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu Chuyên ngành Truyền thông Marketing đã có những kết quả nhất định:

  • Giáo trình Truyền thông Marketing tích hợp (2015).
  • Tổ chức sự kiện (2007).
  • Quản trị quan hệ công chúng (2009).
  • Thực hiện quản trị quảng cáo (2011).
  • Quản trị thương hiệu (2015)…

Bộ môn Truyền thông Marketing đã tham gia hoàn thành tốt các đề tài nghiên cứu khoa học: B2008-06-78 (2010) “Quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”; Đề tài B2011-06-01 (2011) “Nghiên cứu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo ở Việt Nam” cùng nhiều đề tài, dự án nghiên cứu, tư vấn, ứng dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế.

Bộ môn Định giá của trường ĐH KTQD

Năm 2005, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ra quyết định thành lập Bộ môn Định giá thuộc khoa Marketing (tiền thân là khoa Vật giá) và từ năm 2007 chính thức bắt đầu tuyển sinh đào tạo Chuyên ngành Thẩm định giá với số lượng hằng năm từ 50 đến 60 sinh viên.

Chuyên ngành Thẩm định giá hiện nay thuộc ngành Tài chính Ngân hàng. Chương trình đào tạo được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp kiến thức phù hợp với chuẩn mực quốc tế và đặc điểm về pháp luật trong thẩm định giá tại Việt Nam. Các nội dung giảng dạy chuyên nghiệp được gắn kết và có sự bổ trợ giữa khối kiến thức ngành tài chính ngân hàng, chuyên ngành thẩm định giá và hệ thống kiến thức bắt buộc đối với thẩm định viên về giá được Bộ Tài chính quy định.

Các học phần được Bộ môn thiết kế với mục tiêu trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành thẩm định giá cho sinh viên giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp cận và hòa nhập tốt với môi trường làm việc. Với mục tiêu đó các học phần đều đảm bảo từ 30% đến 50% thời lượng dành cho thực hành. Các nội dung thực hành đòi hỏi sinh viên nghiên cứu các tình huống thực tế trong thẩm định giá các loại tài sản, thu thập thông tin phục vụ thẩm định giá và tiến hành thẩm định giá tài sản bằng các phương pháp khác nhau.

Bộ môn Định giá đã xuất bản:

  • Giáo trình “Đánh giá giá trị doanh nghiệp”,
  • Giáo trình “Nguyên lý và tiêu chuẩn thẩm định giá”,
  • Sách chuyên khảo “Thẩm định giá trị tài sản vô hình”,
  • Sách chuyên khảo “Định giá bất động sản”,
  • Sách chuyên khảo “Thẩm định giá sản phẩm xây dựng”,
  • Sách chuyên khảo “Thẩm định giá máy móc thiết bị” v.v..

Bên cạnh đó, Chương trình đào tạo còn sử dụng sách có chất lượng được xuất bản từ các trường đại học có uy tín trong nước và trên thế giới làm giáo trình.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.