Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Kỹ năng giao tiếp với cấp trên bạn nên biết

0

Cập nhật vào 16/05

Mối quan hệ giữa bạn với sếp có thể quyết định đến sự thăng tiến của bạn trong công việc, tuy nhiên nhiều người đang “ngại” khi chưa có những kỹ năng giao tiếp với cấp trên để giúp mối hệ trở nên tốt đẹp hơn. Nếu đây là điều bạn đang tìm kiếm, bài viết này dành cho bạn.

Bạn đã bao giờ phàn nàn về việc mình luôn “kém may mắn” khi không được sếp cất nhắc, trong khi năng lực của bạn không thua kém gì người kia, hoặc bạn đã từng than vãn về một người sếp tồi, rằng giữa mình và sếp không hợp nhau,… Vấn đề của bạn nằm ở chỗ: bạn luôn chờ đợi mệnh lệnh được ban ra từ cấp trên, luôn thụ động làm theo mà không dám bày tỏ bất cứ thái độ hay quan điểm riêng. Hãy có sự trao đổi, thảo luận thậm chí tranh luận, điều này giúp bạn và cấp trên không tìm được tiếng nói chung.

1. Tạo sự khác biệt

Dĩ nhiên “nổi bật” không phải bằng những bộ trang phục lòe loẹt mà bằng sự tích cực, cầu thị trong công việc. Giữa rất nhiều nhân viên, bạn cần thể hiện được sự vượt trội của mình: thể hiện ở thái độ làm việc, hiệu quả làm việc, cách cư xử hòa đồng với mọi người, thể hiện ý kiến, đóng góp trong các cuộc họp,… Cấp trên luôn có sự ghi nhận cũng như ấn tượng với các nhân viên có năng lực.

Bạn cần tạo sự khác biệt bằng năng lực bản thân

Bạn cần tạo sự khác biệt bằng năng lực bản thân

2. Có quan điểm, lập trường trong xử lý công việc

Quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá của sếp về con người bạn rất quan trọng. Việc bạn tạo nên hình ảnh của mình thế nào phụ thuộc vào thái độ, quan điểm, lập trường của bạn trong xử lý công việc, cũng như tình huống trong giao tiếp.

Nên nhớ, sếp cũng là con người, đồng nghĩa với điều họ nói có thể đúng – có thể sai, có những cái bạn nhận thức đúng thì nên tuân theo, nếu không hãy bày tỏ ý kiến trái chiều. Đừng quá lo lắng về việc làm mất lòng sếp, họ đủ sáng suốt để phân tích ý kiến của bạn có điểm nào hợp lý và đây là cách giúp bạn được đánh giá cao. Nhiều khi, nó có vai trò quyết định trong việc tạo dựng sự tín nhiệm và khiến bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà quản lý.

Tuy nhiên, việc bạn nêu lên quan điểm cá nhân của mình là cần thiết, nhưng cần khéo léo, với những cấp trên có tư duy bảo thủ, cần cân nhắc cách góp ý khiến sếp không coi bạn là kiểu “thích thể hiện”, “ngựa non háu đá”. Tùy vào tính cách, cách làm việc của cấp trên mà có ứng xử cho phù hợp.

Một ví dụ rất đơn giản đó là, sếp của bạn đang muốn lựa chọn nội thất cho văn phòng nhưng lại lựa chọn những mẫu bàn tốn diện tích và không thuận tiện cho những người làm trong văn phòng. Lúc này, bạn có thể trình bày quan điểm của mình và đưa ra những thông tin, lý lẽ để thuyết phục sếp của mình. Thông tin lấy ở đâu thì rất đơn giản, chỉ cần cho sếp bạn xem những thông tin tại thietkevanphong.top.

3. Đừng hứa hẹn mà không thực hiện đúng

Nhiều người hứa hẹn bốc đồng, lời khuyên cho bạn là suy nghĩ kĩ trước khi hứa hẹn bất cứ điều gì, nhất là với sếp. Đây là con dao hai lưỡi bạn nên cân nhắc:

– Nếu bạn hoàn thành cam kết mà đúng kế hoạch hoặc vượt quá sự mong đợi của mọi người, đặc biệt là các nhà quản lý, thì sự tín nhiệm, đáng tin cậy của bạn trong con mắt của các sếp sẽ được đánh giá rất cao.

– Nếu bạn không hoàn thành thì qua vài lần như vậy, lời nói của bạn sẽ thành vô giá trị. Họ có thể bỏ qua nếu bạn thất hứa một lần, nhưng sang đến lần hai thì họ không thể tin tưởng giao cho bạn trọng trách khác. Điều này ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong suy nghĩ của cấp trên.’

Hãy thực hiện đúng những gì đã cam kết

Đừng hứa suông, hãy thực hiện đúng những gì đã cam kết

4. Đưa ra các giải pháp

Đừng bao giờ đưa ra bất cứ một vấn đề gì với sếp mà không đi kèm đồng thời theo nó là một giải pháp. Điều này sẽ tạo cho bạn cơ hội để chứng tỏ năng lực giải quyết vấn đề. Việc đưa ra cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau cũng sẽ rất có lợi cho bạn khi muốn tìm kiếm sự tín nhiệm của sếp.

Xem thêm Các kỹ năng mềm cho người làm kinh doanh

5. Biết cách thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi một cách hiệu quả

Việc nhận thông tin phản hồi một cách thường xuyên từ các nhà quản lý là rất quan trọng. Nếu như bạn không làm được điều này, nhiều khả năng bạn sẽ phải chịu rủi ro khi sếp tỏ ra ngạc nhiên vì bạn đã thực hiện công việc hoàn toàn không đúng như yêu cầu và mục tiêu mà sếp đã đưa ra.

5 chia sẻ này hy vọng giúp được bạn trong việc cải thiện kỹ năng giao tiếp với cấp trên. Hãy áp dụng và chia sẻ kết quả đạt được với chúng tôi. Chúc bạn luôn may mắn và thành công hơn nữa trong công việc.

Vui lòng đánh giá bài viết
Share.

Comments are closed.